Niên biểu hoạt động Niệp_quân

  • Năm 1851, Niệp đảng ở các nơi Nam Dương, Nam Triệu, huyện Đường (nay là Đường Hà) thuộc nam bộ Hà Nam tụ chúng khởi nghĩa.
  • Năm 1852, bắc bộ An Huy gặp hạn hán lớn, nông dân kéo nhau gia nhập Niệp. Người Bạc Châu là bọn Trương Nhạc Hành (hay Trương Lạc Hành), Cung Đắc Thụ tụ tập hơn vạn Niệp tử đánh chiếm Vĩnh Thành, Hà Nam. Tháng 11 cùng năm, Niệp quân ở Mông Thành, An Huy uống máu ăn thề, đưa Trương Nhạc Hành làm minh chủ, nổi dậy kháng Thanh, gọi là Thập Bát Phố tụ nghĩa.
  • Năm 1853, vào lúc quân Bắc phạt của Thái Bình Thiên Quốc đi qua An Huy, Hà Nam, Niệp đảng ở bắc bộ An Huy nhao nhao hưởng ứng, dân đói khắp nơi nổi dậy, mỗi năm hai mùa xuân thu tụ tập ra ngoài cướp bóc lương thực.
  • Năm 1855, Hoàng Hà vỡ đê, một lượng lớn nạn dân mất nhà cửa của Sơn Đông, bắc bộ An Huy, bắc bộ Giang Tô (Khai Phong về phía đông) nối nhau gia nhập Niệp. Niệp đảng ở Bạc Châu, Mông Thành đưa Trương Nhạc Hành lên làm minh chủ, hiệu là Đại Hán Vĩnh vương (còn gọi là Đại Hán Minh Mạng vương), lấy Trĩ Hà tập (nay là Qua Dương, An Huy) làm căn cứ địa; đặt ra 19 điều Hành quân điều lệ, tổ chức thành Niệp quân, bày ra Ngũ kỳ quân chế: vàng, trắng, chàm, đen, đỏ, đạt đến mấy chục vạn người, là cao điểm của phong trào. Nam - bắc sông Hoài, khắp nơi đều có Niệp quân.
  • Năm 1856, Trương Nhạc Hành chiếm lĩnh vị trí xung yếu của giao thông thủy lục là Tam Hà Tiêm thuộc Dĩnh Châu, tiếp nhận phong hiệu của Thiên vương Hồng Tú Toàn, dù thực tế là nghe phong không nghe lệnh, nhưng vẫn hợp tác chặt chẽ với Trần Ngọc Thành.
  • Năm 1858 đến 1862, Niệp quân chuyển sang chiến đấu ở các nơi Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, có thắng có thua, Trương Nhạc Hành được thăng làm Chinh bắc chủ tướng, phong là Ốc vương.
  • Năm 1860, Niệp quân vì muốn cướp lương thực của kho thóc bộ Hộ, đánh phá Thanh Giang Phố (nay là khu Chủ Thành, thành phố Hoài An, Giang Tô), trọng trấn thương nghiệp ven Kinh Hàng Đại Vận Hà, bắc bộ Giang Tô, cũng là nơi đặt trị sở của Nam hà tổng đốc [Chú 1], rồi thiêu hủy hơn 20 dặm phố xá của nơi này, cháy lan đến kho thóc bộ Hộ và 4 xưởng đóng tàu của bộ Công. Nhưng không thể công phá nổi phủ thành Hoài An (nay là khu Sở Châu, thành phố Hoài An, Giang Tô), trị sở của Tào vận tổng đốc [Chú 2] cách đó 15 km vì tường thành cao lớn và kiên cố. Cùng năm Niệp quân đánh hạ các thành thị chủ yếu như Khai PhongTế Ninh.
  • Năm 1861, Niệp quân hoạt động rất mạnh mẽ, đánh phá Lão Hà KhẩuTương Dương, Phàn Thành của Hồ Bắc. Một nhánh Niệp quân tiến vào Sơn Đông, áp sát Tế NamYên Đài, bị quân Anh, Pháp đẩy lui.
  • Năm 1863, Tăng Cách Lâm Thấm đánh hạ Trĩ Hà Tập, Bạc Châu (nay là huyện thành của Qua Dương, An Huy), Trương Nhạc Hành bị bắt.
  • Năm 1864, Thái Bình Thiên Quốc diệt vong, Tuân vương Lại Văn Quang và bọn Lương vương Trương Tông Vũ tổ chức lại Niệp quân. Lại Văn Quang chính thức cho tướng lĩnh dưới quyền trong Niệp quân nhận các vương hiệu của Thái Bình Thiên Quốc. Niệp quân mới áp dụng chiến thuật linh hoạt cơ động, dần phát triển lên đến hơn 10 vạn bộ kỵ.
  • Ngày 18 tháng 5 năm 1865, Niệp quân tại Tào Châu, Sơn Đông (nay là huyện Tào, Hà Trạch, Sơn Đông) tiêu diệt toàn bộ đội quân bộ kỵ chủ lực của tướng nhà Thanh là Tăng Cách Lâm Thấm đuổi nà không tha, giết Tăng Cách Lâm Thấm. Hoa Bắc chấn động, Bắc Kinh giới nghiêm. Nhà Thanh lệnh cho Tằng Quốc Phiên tiễu Niệp. Tằng thay biện pháp đuổi đánh bằng biện pháp ngăn diệt, ở Chu Gia Khẩu, Hà Nam (nay là khu Xuyên Hối, thành phố Chu Khẩu, Hà Nam) - Tế Ninh, Sơn Đông - Từ Châu, Giang Tô - Lâm Hoài quan, An Huy (nay là trấn Lâm Hoài, huyện Phượng Dương, thành phố Trừ Châu, An Huy) đặt làm 4 trấn, đóng 8 vạn Hoài quânTương quân, bao vây Niệp quân trong vùng giáp ranh của Giang Tô, Hồ Nam, An Huy. Ngoài ra còn xây dựng xóm, trại tại căn cứ địa của Niệp quân ở Hoài Bắc, thanh tra hộ khẩu, thực hiện phép Bảo Giáp Liên Tọa [Chú 3]. Nhưng Niệp quân đột phá vòng vây của Tương quân, Hoài quân, tiến vào Hồ Bắc. Sau đó đột phá phòng tuyến sông Giả Lỗ [Chú 4] nằm giữa khoảng Khai Phong, Chu Tiên trấn (tây nam Khai Phong) chạy đến Sơn Đông. Tằng Quốc Phiên bị rút chức Khâm sai đại thần, Lý Hồng Chương kế nhiệm.
  • Tháng 10 năm 1866, Niệp quân chia làm 2 bộ đông - tây, Đông do Lại Văn Quang soái lĩnh, Tây do Trương Tông Vũ soái lĩnh tiến vào Thiểm Tây.
  • Năm 1867, Đông Niệp bị Hoài quân của Lý Hồng Chương vây khốn, đột vây thất bại; tháng 11, Nhiệm Trụ trong lúc giao chiến với Lưu Minh Truyền bị bộ hạ làm phản sát hại, mất đi chủ lực; quân Tây Niệp tiến xuống phía đông cứu viện.
  • Tháng giêng năm 1868, toàn quân Đông Niệp tại sông Giao Lai, Sơn Đông bị tiêu diệt, Lại Văn Quang bị bắt giết; Tây Niệp tiến vào Thiểm Tây, phối hợp dân quân Hồi tộc tác chiến, sau vì cứu viện quân Đông Niệp, đã từng áp sát Bảo Định, Thiên Tân. Tháng 8, Tây Niệp bị Hoài quân vây khốn tại tây bắc bộ Sơn Đông, gặp trời mưa lớn liên tiếp nhiều ngày, kỵ binh không thể dùng được, khiến cho toàn quân tan rã thất bại, Trương Tông Vũ trên đường bỏ trốn thì mất tích. Đến đây cuộc khởi nghĩa Niệp quân đành cáo chung.